Trại tập trung Auschwitz
Trại tập trung Auschwitz

Trại tập trung Auschwitz

Trại tập trung Auschwitz (tiếng Đức: Konzentrationslager Auschwitz, hay KZ Auschwitz [kɔntsɛntʁaˈtsi̯oːnsˌlaːɡɐ ˈʔaʊʃvɪts]  ( nghe)) là một mạng lưới các trại tập trungtrại hủy diệt do Đức Quốc xã dựng lên tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị nước này thôn tính trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trại bao gồm Auschwitz I (trại đầu tiên), Auschwitz II–Birkenau (tổ hợp trại tập trung và trại hủy diệt), Auschwitz III–Monowitz (trại lao động cung cấp nhân lực cho nhà máy của IG Farben), và 45 trại vệ tinh.Auschwitz I ban đầu được xây dựng để giam giữ tù nhân chính trị Ba Lan, những người bắt đầu đến trại vào tháng 5 năm 1940. Đợt hành quyết tù nhân đầu tiên diễn ra vào tháng 9 năm 1941 và Auschwitz II–Birkenau đã tiến đến trở thành địa điểm thực thi chính của kế hoạch "Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái". Giai đoạn từ đầu năm 1942 đến cuối năm 1944, những chuyến tàu vận chuyển đã đưa người Do Thái từ khắp mọi vùng lãnh thổ châu Âu do Đức chiếm đóng đến các phòng hơi ngạt của Auschwitz, nơi họ bị giết bằng thuốc trừ sâu Zyklon B. Có ít nhất 1,1 triệu tù nhân đã bỏ mạng ở Auschwitz, khoảng 90% trong số đó là người Do Thái; tính ra thì cứ 6 người Do Thái bị giết trong vụ Holocaust thì 1 người là ở Auschwitz.[1][2] Những thành phần khác bị trục xuất đến trại gồm có 150.000 người Ba Lan, 23.000 người Di-gan, 15.000 tù binh chiến tranh Liên Xô, 400 tín hữu Nhân chứng Jehovah, và hàng chục ngàn người sở hữu các quốc tịch khác nhau, trong đó có một số lượng không rõ người đồng tính.[3] Hầu hết những người không bị giết trong các phòng hơi ngạt đã chết vì đói, lao động quá sức, bệnh tật, hành quyết đơn lẻ, và các thí nghiệm y khoa.Trong chiến tranh, trại có 7.000 cán bộ nhân viên đến từ tổ chức Schutzstaffel (SS). Khoảng 12% trong số này về sau đã bị kết án phạm phải những tội ác chiến tranh. Một số người, trong đó có sĩ quan chỉ huy Rudolf Höss, bị xử tử. Quân Đồng Minh đã không tin vào các báo cáo ban đầu về những hành động tàn ác và việc họ không tiến hành ném bom Auschwitz hay các tuyến đường ray dẫn tới trại hiện vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Tổng cộng có 144 tù nhân đào thoát thành công khỏi Auschwitz được biết đến. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1944, hai đơn vị Sonderkommando — những tù nhân xử lý phòng hơi ngạt — đã tiến hành một cuộc nổi dậy ngắn nhưng bất thành.Vào lúc Hồng quân Liên Xô đến Auschwitz trong tháng 1 năm 1945, hầu hết số người ở trại đã di tản và trải qua một chuyến đi tử thần. Ngày 27 tháng 1 năm 1945, thời điểm mà các tù nhân còn lại trong trại được giải phóng, nay là ngày tưởng niệm Holocaust quốc tế (International Holocaust Remembrance Day). Trong những thập kỷ tiếp theo, những người sống sót như Primo Levi, Viktor Frankl, Elie Wiesel đã viết hồi ký về trải nghiệm của họ ở Auschwitz và khu trại đã trở thành biểu tượng chủ đạo của Holocaust. Vào năm 1947 Ba Lan thành lập một bảo tàng tại vị trí của Auschwitz I và II trước đây và đến năm 1979 trại đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Trại tập trung Auschwitz

Được giải phóng bởi Liên Xô, 27 tháng 1 năm 1945
Số tham khảo 31
Số tù nhân bị giết 1,1 triệu (ước tính)
Tiêu chuẩn vi
Loại Văn hóa
Tọa độ 50°02′9″B 19°10′42″Đ / 50,03583°B 19,17833°Đ / 50.03583; 19.17833Tọa độ: 50°02′9″B 19°10′42″Đ / 50,03583°B 19,17833°Đ / 50.03583; 19.17833
Đề cử 1979 (kỳ họp thứ 3)
Sách đáng chú ý If This Is a Man, Night, Man's Search for Meaning
Loại tù nhân Chủ yếu là người Do Thái, Ba Lan, Di-gan, binh sĩ Liên Xô
Mục đích ban đầu Doanh trại quân đội
Thời gian hoạt động Tháng 5, 1940 – tháng 1 năm 1945
Tên chính thức Auschwitz Birkenau, Trại tập trung và trại hủy diệt của Đức Quốc xã (1940–1945)
Vùng Châu Âu và Bắc Mỹ
Trang web Auschwitz-Birkenau State Museum
Điều hành Schutzstaffel (SS) của Đức Quốc xã, NKVD của Liên Xô (sau Thế chiến II)
Tên khác Birkenau
Vị trí Auschwitz, Đức Quốc xã
Chỉ huy trại
  • Rudolf Höß (4 tháng 5 năm 1940 – tháng 11 năm 1943; 8 tháng 5 năm 1944 – tháng 1 năm 1945)
  • Arthur Liebehenschel (tháng 12 năm 1943 – 8 tháng 5 năm 1944)
Tù nhân đáng chú ý Anne Frank, Otto Frank, Viktor Frankl, Imre Kertész, Maximilian Kolbe, Primo Levi, Witold Pilecki, Edith Stein, Simone Veil, Rudolf Vrba, Elie Wiesel, Fritz Löhner-Beda, Else Ury

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trại tập trung Auschwitz http://www.bbc.com/news/uk-33237625 http://www.cbsnews.com/news/oldest-survivor-of-aus... http://www.highbeam.com/doc/1G2-2591309522.html http://www.highbeam.com/doc/1G2-3408200075.html http://www.highbeam.com/doc/1P2-7896385.html http://www.jpost.com/Features/In-Thespotlight/Plan... http://www.slate.com/blogs/outward/2015/01/27/reme... http://sputnikipogrom.com/history/28551/liberation... http://www.theguardian.com/news/2006/apr/13/guardi... http://www.wiesenthal.com/